Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…
+ Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước
Câu 2 (trang 122 skg ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:
Cảm nhận của tác giả đa dạng, phong phú từ nhiều bình diện
- Chiều dài lịch sử (quá khứ- hiện tại- tương lai):
+ Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ
+ Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước
+ Họ là những người bảo vệ đất nước
+ Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước
- Chiều rộng của không gian - địa lí
+ Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước
+ Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người
+ Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ
+ Là nơi sinh tồn bao thế hệ
- Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn
+ Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt)
+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
+ Đất nước gắn với truyền thống đạo lí
-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau
Câu 3 (trang 122 ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh
+ Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên
+ Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước
+ Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân
+ Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả
+ Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”
- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:
+ Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
+ Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe
Câu 4 (trang 123 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…
- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
+ Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
+ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ