NovaEdu 23/09/2020 1330

Kỹ năng mềm cho sinh viên, điều mà những nhà tuyển dụng đòi hỏi

Những sinh viên mới ra trường hiện nay thường bị những nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng mềm. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng hàng năm có hàng trăm nghìn cử nhân tốt nghiệp đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vậy kỹ năng mềm cho sinh viên bao gồm những gì, và làm thế nào để rèn luyện chúng?

 

1. Kỹ năng lắng nghe

Khi mới tốt nghiệp, kinh nghiệm chưa nhiều, chuyên môn chưa vững vàng do những kiến thức tiếp thu trên giảng đường vẫn còn mang đậm tính học thuật và chưa ứng dụng sát với thực tiễn. Đây là tình trạng chung của nhiều sinh viên. 

Kỹ năng lắng nghe

 

Chính vì vậy, kỹ năng lắng nghe là điều vô cùng cần thiết trong bộ kỹ năng mềm cho sinh viên mới ra trường. Lần đầu làm việc, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải không ít tình huống khó xử, không ít bài toán khó cũng như mắc những sai lầm, việc bạn có thể tiếp thu những gì từ sai lầm của bản thân, từ những lời phê bình từ quản lý sẽ tạo điều kiện cho bạn ngày càng tiến bộ. Điều này còn phản ánh thái độ cầu thị, cầu tiến của một nhân viên. 

 

2. Kỹ năng giao tiếp

Tất nhiên rồi, kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp công việc được diễn ra thuận lợi, phối hợp giữa các phòng ban - bộ phận hiệu quả, mà còn giúp bạn nhiều trong việc tạo dựng những mối quan hệ vững chắc cho bản thân. Vậy nhưng với sinh viên hiện nay, nhiều bạn rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp do chương trình học rất ít chú trọng vào kỹ năng mềm cho sinh viên. Biểu hiện rõ ở việc các bạn quá thiếu sự tự tin khi nói, thuyết trình trước đám đông, không dám bắt chuyện người lạ. Các bạn không biết nên nói gì với người đối diện, nên cư xử hòa đồng thế nào cùng các đồng nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp

 

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là chính là kỹ năng mềm cho sinh viên được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Thông thường trong quá trình làm việc, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà thời hạn thì rất gấp rút. Nếu bạn có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ thời gian hiệu quả và ưu tiên thứ tự công việc từ rất quan trọng đến kém quan trọng hơn, bạn sẽ có thể hoàn thành những công việc chính xác mà không chịu nhiều stress. Cụm từ “deadline” sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa.

Kỹ năng quản lý thời gian

 

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một kỹ năng mềm cho sinh viên vô cũng cần thiết nữa chính là kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn có phải là người nhanh nhẹn và có khả năng giải quyết những phát sinh bất ngờ? 
Trên thực tế, trong quá trình làm việc, nhất là teamwork với nhau, việc nảy sinh những xung đột là điều không thể tránh khỏi khi cả nhóm brainstorming. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt giúp bạn đưa ra những ứng xử phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể mà bất ngờ phát sinh, sao cho vừa hợp tình hợp lý mà không làm mất lòng mọi người. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề

 

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một vấn đề mà không chỉ những sinh viên mới ra trường gặp phải mà còn cả những nhân viên nhiều năm kinh nghiệm là cái tôi quá lớn. Trên giảng đường, kỹ năng này được rèn luyện cho sinh viên qua những bài tập nhóm, những báo cáo, bài thuyết trình. Thế nhưng mọi chuyện thường xảy ra theo chiều hướng ai là nhóm trưởng người đó làm hết. Sự ỷ lại đó khiến việc làm việc nhóm diễn ra rất kém hiệu quả. Tới khi đi làm mới biết, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình thực hiện toàn bộ một quy trình. Bạn sẽ chỉ là một mắt xích trong toàn bộ dây chuyền vận hành mà thôi. Không có kỹ năng làm việc nhóm, bạn không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người khác, việc bị đào thải ra khỏi là chuyện dễ hiểu.

Bên cạnh việc làm việc độc lập, bạn tự chủ, thì năng lực làm việc nhóm cũng chính là kỹ năng mềm cho sinh viên cần được rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Kỹ năng làm việc nhóm

 

6. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Áp lực công việc là một trong những thử thách lớn nhất dành cho sinh viên mới ra trường. Nói thì dễ nhưng khi rơi vào áp lực thực sự thì không nhiều bạn có thể vượt qua. Bước chân vào công việc, bạn sẽ được giao một loạt những chỉ tiêu, KPI cần phải đạt được trong thời gian gấp rút. Công việc gặp trục trặc, trễ deadline rồi khách hàng tạo áp lực, sếp tạo áp lực, cộng sự cũng tạo áp lực… từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress. Vậy nên, hãy rèn luyện kỹ năng này từ bây giờ bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia những dự án và rèn mình trong những cuộc chơi lớn. Đừng để đến khi chết đuối mới tự trách mình sao từ sớm không lo tập bơi, mất bò mới lo làm chuồng.

Kỹ năng chịu áp lực

 

--------------------------------------------------------------

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NOVA

Địa chỉ: Số 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0989.49.20.20

Mail: novaedu.vn@gmail.com

Website: novaedu.vn

Bình luận bài viết