NovaEdu 26/10/2020 2900

TẠI SAO BẠN NÊN VIẾT CẢM NHẬN VỀ SÁCH?

Bạn thích đọc sách, có đam mê với việc viết lách, luôn muốn trở thành nhà phê bình sách để có thể truyền đạt cảm xúc tới với mọi người nhưng không giỏi viết cảm nhận về sách? Viết cảm nhận hay còn gọi là review sách thực ra rất đơn giản nếu bạn làm theo những bước sau.

Bạn thích đọc sách, có đam mê với việc viết lách, luôn muốn trở thành nhà phê bình sách để có thể truyền đạt cảm xúc tới với mọi người nhưng không giỏi viết cảm nhận về sách? Viết cảm nhận hay còn gọi là review sách thực ra rất đơn giản nếu bạn làm theo những bước sau.


Để review về một cuốn sách, trước tiên hãy chọn cuốn sách bạn đã đọc và yêu thích. Khi chúng ta đọc một cuốn sách với tất cả tâm huyết và cảm xúc thì chắc chắn khi viết bình luận về nó sẽ cuốn hút hơn bất cứ thứ gì. Đừng cố buộc mình phải viết review một cái tên best – seller khi trong đầu của bạn kiến thức về nó chỉ là con số 0. 


1. Note chi tiết bằng bút dạ quang

Nên chuẩn bị sẵn một cây bút dạ quang và highlight lại những chi tiết ấn tượng.


Trí não con người luôn có giới hạn, nhất là khi bạn không có thời gian để đọc quyển sách đó một lượt (mà có đọc hẳn một lần thì cũng không thể nhớ được hết). Vậy nên, việc chuẩn bị sẵn một cây bút dạ quang và highlight lại những chi tiết ấn tượng là điều cần thiết giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình viết cảm nhận sách. Khi quay lại viết cảm nhận về sách, bạn chỉ cần lật lại quyển sách rồi tự động não sẽ nhớ ra “à lúc ấy khi đọc chương này mình đã cảm thấy như thế nào”. Lúc này ý tưởng và câu chữ sẽ tự động xuất hiện trong đầu giúp cho việc viết review sách dễ dàng hơn.


2. Chụp cho cuốn sách vài bức ảnh “chân dung”
 
Còn gì thuyết phục hơn nếu bạn tận tâm chụp ảnh cuốn sách ấy bên cạnh Profile của bạn kèm theo một vài vật dụng đáng yêu, bối cảnh phù hợp như giấy nhớ màu sắc, bút dạ màu, nhánh hoa khô, bên khung cửa sổ đầy nắng, trong góc quán cà phê trầm lặng,.. Điều này giúp người tiếp cận bài viết của bạn có được cảm giác ấm áp, tin tưởng và chân thực khi đọc chúng hơn.

Ai rồi cũng qua Để không Hối Hận

3. Tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách

Đầu tiên, hãy để độc giả hiểu bạn đang viết về cái gì. Tóm tắt ngắn là một phần không thế thiếu trong cảm nhận về sách. Đó có thể là một vài câu giới thiệu đơn giản. Thực ra, nói dông dài thì ai cũng nói được. Nhưng nói đơn giản, dễ hiểu mới chính là điều khó. Việc bạn có thể tóm gọn nội dung của một cuốn truyện dài, mang ý nghĩa nhiều hơn bạn tưởng. Để có thể thực hiện điều này, người tóm gọn phải thực sự hiểu và phân tích được cuốn sách: đâu là ý nghĩa nổi bật, đâu là các mốc diễn biến chính, đâu là các tình tiết ấn tượng nên đưa vào bản tóm tắt… để đưa toàn bộ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đó đến với những người đọc khác.

Việc có thể tóm gọn được một tác phẩm là vô cùng quan trọng, kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có cái nhìn tổng thể và hiểu hết đa phần về nội dung truyện, và rút ra được nhận định riêng của mình rồi vận dụng từ ngữ để diễn tả lại nó cho người khác. Vì vậy, học được cách tóm gọn một câu chuyện cũng là cách mà bạn có thể nhìn lại tổng thể truyện của mình, để từ đó viết ra những bài giới thiệu truyện thu hút, hấp dẫn hơn.


4. Nêu cảm nhận về các chi tiết hoặc tình tiết ấn tượng

Một bài cảm nhận về sách chắc chắn không thể thiếu những cảm nhận về những chi tiết đang chú ý trong sách rồi. Đó chính là những những điểm sáng cuốn hút người đọc. Việc nêu các chi tiết ấn tượng ra và ghi vài dòng cảm nghĩ về nó cũng khiến cho bài review của bạn đầy đủ hơn. Nếu câu chuyện đó thực sự ấn tượng, hãy chia sẻ điều đó cho những người khác để họ có thể tiếp cận thêm một cuốn sách hay. Bạn cũng có thể kết hợp bày tỏ ưu – nhược điểm mà bạn thấy trong tác phẩm, đánh giá chúng song song với nhau để có được sự khách quan nhất định trong bài cảm nhận.

Việc ghi lại các ưu – nhược điểm mà bạn thấy cũng sẽ giúp bạn nhìn lại và áp dụng kinh nghiệm vào trong câu chuyện của mình tốt hơn. Quá trình bạn đào sâu vào câu chuyện phần nào giải quyết được vấn đề của riêng bạn, của nhiều người có chung quan tâm về cuốn sách đó. Vậy nên, tớ tạm gọi đó là trải nghiệm có chiều sâu. Đó là yếu tố khác biệt trong bài Review của bạn so với những dạng bài review chung chung mà chúng ta dễ dàng search thấy trên Google.


5. Thêm vào những trích dẫn đặc sắc

Trích dẫn các câu văn hay trong sách luôn là cách hữu hiệu để minh họa cho việc bạn đã thực sự đọc nó. Ví dụ thế này để các bạn dễ hình dung, khi các bạn viết Review về một nhân vật hài hước, hãy trích dẫn một câu thoại dí dỏm hoặc một câu miêu tả của người viết về họ hình dung chính xác sự hài hước bởi nhân vật được nhắc đến. Tuy nhiên, đừng trách dẫn câu dài quá. Người đọc không thật sự mong muốn bạn bê nguyên cả cuốn sách đập vào mặt họ mà họ muốn bản thân sau khi bị cuốn hút, bị dính mật ngọt rồi sẵn sàng bỏ thời gian ra để đọc chúng.

Tương ứng như việc bạn chuẩn bị đạo cụ như bút dạ quang, bút chì để note trích dẫn hay, bạn có thể chụp lại đoạn văn bôi màu đó để có được tính chân thực và sinh động khi viết cảm nhận. 


6. Giới thiệu những cuốn sách tương tự

Một cách để khiến bài review trở nên cuốn hút, bạn có thể đưa ra những đầu sách có nội dung tương đồng. Ví dụ để người đọc dễ hình dung: “Nếu bạn đã từng tháo vỏ gối đem giặt vì đêm qua khóc rưng rức khi đọc cuốn A của nhà văn M thì cuốn sách B là câu trả lời cho chuyện tình đẹp của nhân vật Y và Z. Chúng ta nên yêu mến một cách trọn vẹn chứ, đúng không?”.


7. Chấm điểm cho cuốn sách đó

Bước cuối cùng trong quá trình viết cảm nhận về sách chính là chấm điểm cuốn sách đó. Theo ý kiến chủ quan của bản, tác phẩm đó có hay hay không? Bạn có thích nó không? Nếu được yêu cầu giới thiệu, bạn có giới thiệu nó không? Bạn đánh giá nó ở mức độ bao nhiêu trên thang điểm cá nhân? Hãy nêu ra cảm nghĩ tổng thể cuối cùng về cuốn sách mà bạn vừa đọc, để cung cấp thông tin tham khảo cho những người mà bạn muốn chia sẻ bài cảm nhận đó.

Kỹ năng viết] Hướng dẫn cách Review sách sáng tạo, cuốn hút – Mẹo hay cuộc  sống

Bạn đánh giá cuốn sách ở mức độ bao nhiêu trên thang điểm cá nhân?
Đối với việc đọc và cảm nhận cũng vậy, đọc được một tác phẩm hay không chỉ mang lại sự thỏa mãn, mà còn là cơ hội tiếp thu tri thức mới và thiết lập tư duy rõ ràng, logic hơn cho bản thân mình. Đọc đa thể loại và nên chọn đọc các tác phẩm đã được khẳng định chất lượng qua thời gian sẽ giúp bạn không chỉ rèn luyện khả năng cảm nhận, mà còn có thể hỗ trợ bạn trong việc trưởng thành về tâm lý lẫn tư duy và quan điểm sống.

Như vậy, khi nắm bắt được những nội dung như tớ đã dốc bầu tâm sự trên đây, hẳn việc viết cảm nhận về sách của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tớ cũng lấy làm cảm kích vô cùng nếu nhờ chia sẻ này mà các bạn thực hiện được bài review sách đầu tiên trên blog, trang cá nhân hay nhật ký của riêng các bạn. Sẽ thật tuyệt khi tớ nhận được comment, link bài viết review của bạn bên dưới. Tớ rất sẵn lòng, thậm chí nôn nóng đọc và cho bạn những lời khuyên cũng như nhận xét.
 

Bình luận bài viết