Bài 1 (trang 49 SGK Đại số 10): Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của một parabol:
a) y = x2 - 3x + 2 ; b) y = -2x2 + 4x - 3;
c) y = x2 - 2x ; d) y = -x2 + 4.
Bài giải:
a) y = x2 – 3x + 2 có a = 1 ; b = –3 ; c = 2 ; Δ = b2 – 4ac = (–3)2 – 4.2.1 = 1.
+ Đỉnh của Parabol là
+ Khi x = 0 thì y = 2. Vậy giao điểm với trục tung là A(0 ; 2).
+ Khi y = 0 thì x2 – 3x + 2 = 0. Phương trình có hai nghiệm x = 2 hoặc x = 1.
Vậy giao điểm với trục hoành là B(2 ; 0) và C(1 ; 0).
b) y = –2x2 + 4x – 3 có a = –2 ; b = 4 ; c = –3 ; Δ= b2 – 4ac = 42 – 4.( –3).( –2) = –8
+ Đỉnh của Parabol là (1 ; –1).
+ Khi x = 0 thì y = –3. Vậy giao điểm với trục tung là A(0 ; –3).
+ Khi y = 0 thì –2x2 + 4x – 3 = 0. Phương trình vô nghiệm.
Vậy Parabol không cắt trục hoành.
c) y = x2 – 2x có a = 1 ; b = –2 ; c = 0 ; Δ= b2 – 4ac = 4.
+ Đỉnh của Parabol là (1 ; –1).
+ Khi x = 0 thì y = 0. Vậy giao điểm với trục tung là O(0 ; 0).
+ Khi y = 0 thì x2 – 2x = 0. Phương trình có hai nghiệm x = 0 hoặc x = 2.
Vậy Parabol cắt trục hoành tại hai điểm O(0 ; 0) và A(2 ; 0).
d) y = –x2 + 4 có a = –1 ; b = 0 ; c = 4 ; Δ= b2 – 4ac = 0 – 4.( –1).4 = 16.
+ Đỉnh của Parabol là (0 ; 4).
+ Khi x = 0 thì y = 4. Vậy giao điểm với trục tung là A(0 ; 4).
+ Khi y = 0 thì –x2 + 4 = 0. Phương trình có hai nghiệm x = 2 hoặc x = –2.
Vậy Parabol cắt trục hoành tại hai điểm B(2 ; 0) hoặc C(–2 ;0).