Bài 16 (trang 108 SGK Đại Số 10): Bất phương trình mx2 + (2m – 1)x + m + 1 < 0 có nghiệm khi
(A) m = 1 ; (B) m = 3
(C) m = 0 ; (D) m = 0,25
Bài giải
Chọn câu (C) m = 0
Giải thích:
Cách 1: Thử từng đáp án
Đặt f(x) = mx2 + (2m – 1)x + m + 1
+ Nếu m = 1, f(x) = x2 + x + 2
⇒ bất phương trình f(x) < 0 vô nghiệm.
+ Nếu m = 3; f(x) = 3x2 + 5x + 4 > 0 với ∀ x ∈ R
Vì Δ = 52 - 4.3.4= -23 < 0 và hệ số a = 3 > 0 nên f(x) > 0 với mọi x.
⇒ bất phương trình f(x) < 0 vô nghiệm.
+ Nếu m = 0, f(x) = -x + 1.
BPT f(x) < 0 có nghiệm x > 1.
+ Nếu m = 0,25 thì f(x) = 0,25x2 – 0,5x + 1,25 > 0 với ∀ x ∈ R
Vì ∆ = 0,52 – 4.0,25. 1,25 = -1 < 0, hệ số a= 0, 25 > 0 nên f(x) > 0 với mọi x.
⇒ bất phương trình f(x) < 0 vô nghiệm.
Vậy chọn m = 0
Cách 2: Tìm các giá trị của m để bpt mx2 + (2m – 1)x + m + 1 < 0 có nghiệm.
Ngược lại ta đi tìm các giá trị của m để bpt trên vô nghiệm.
Khi đó với các giá trị m khác các giá trị vừa tìm được sẽ làm cho BPT có nghiệm.
Xét f(x) = mx2 + (2m – 1)x + m + 1.
+ Nếu m = 0, BPT có nghiệm (như trên cách 1).
+ Nếu m ≠ 0 :
f(x) có Δ = (2m – 1)2 – 4.m.(m+1) = 4m2 – 4m + 1 – 4m2 – 4m = 1 – 8m.
BPT f(x) < 0 vô nghiệm
⇔ f(x) ≥ 0 với ∀ x ∈ R
Vậy với mọi m ≥ 1/8 thì BPT f(x) < 0 vô nghiệm
Suy ra với mọi m < 1/8 thì BPT f(x) < 0 có nghiệm.
Trong các đáp án trên chỉ có m = 0 thỏa mãn.